TIÊM CHỦNG PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
TRƯỚC VÀ TRONG KHI CÓ THAI
I. Lợi ích của tiêm chủng với phụ nữ có thai
Tiêm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho những người phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc đang mang thai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng; giúp cho người phụ nữ mang thai được phòng tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ xảy ra các biển chứng và dị tật thai nhi.
Sức đề kháng của người phụ nữ khi mang thai bị suy yếu rất nhiều so với lúc bình thường, do vậy nguy cơ mắc bệnh tăng lên làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Việc tiêm chủng phòng bệnh cho người mẹ mặc dù đơn giản nhưng rất hiệu quả giúp bảo vệ tốt nhất cho người mẹ và thai nhi.
Tuy nhiên dùng vacxin cũng có một số những rủi ro tiềm ẩn, nhưng lợi ích mang lại vô cùng to lớn cho việc tăng cường khả năng bảo vệ và chống lại các tác nhân gây bệnh.
II. Lịch tiêm phòng cho phụ nữ mang thai
1. Trước khi mang thai
Trước khi có kế hoạch mang thai 3 tháng cần được tiêm các loại vacxin phòng các bệnh: Sởi, Quai bị, Rubella Thủy đậu, Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, Cúm, Viêm gan B.
2. Khi mang thai: Tiêm vắc xin phòng Uốn ván, lịch tiêm như sau:
2.1. Mang thai lần đầu: Nếu thai phụ chưa được sử dụng vacxin phòng uốn ván thì sẽ được tiêm 2 mũi:
- Mũi 1 được tiến hành ở giữa thai kỳ bắt đầu từ tuần thứ 20 trở đi
- Mũi 2 cách mũi 1 từ 4 tuần hoặc cách dự kiến sinh 4 tuần.
2.2. Mang thai từ lần thứ 2 trở đi: thì sẽ được tiêm nhắc lại 1 mũi.
5.1. Phòng tiêm 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
5.2. Phòng tiêm Văn Phú, số 4, BT8 KĐT Văn Phú quận Hà Đông
5.3. Phòng tiêm An Khánh, tầng 4số 44 A Gelexinco An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
5.4. Phòng tiêm Mễ Trì, tầng 5 tòa nhà 43 Mễ trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
5.5. Phòng tiêm Thạch Bàn số 60 Ngọc Trì, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội
5.6. Phòng tiêm Yên Sở số 11 đường 2.4 KĐT Gamuda, Hoàng Mai, Hà Nội
Tài liệu tham khảo: Hướng dẫn kỹ thuật quốc gia ;Lịch tiêm chủng ban hành theo TT số 38/2017/TT-BYT
BS.CKII. Phạm Mạnh Hà